Cấy ghép Implant - Bí quyết phục hồi răng đã mất
Ngày nay với phương pháp điều trị hiện đại, khôi phục tính chất tự nhiên của răng, thay thế cho phương pháp phục hồi răng thông thường là làm cầu răng, cấy ghép implant là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.
Implant là gì?
Implant là một trụ bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm. Implant có chức năng nâng đỡ cho một mão, một cầu răng hay một hàm răng giả để thay thế các răng đã mất.
Cấy ghép răng Implant là gì?
Cấy ghép implant là việc phục hồi răng bị mất với đầy đủ thân và chân răng. Một thanh titanium nhỏ được cấy vào xương hàm của bệnh nhân, phục vụ như là một chân gốc để giữ răng sứ bên trên.
Ai là đối tượng để cấy ghép Implant?
Nói chung bất cứ ai mất răng, mất một hay nhiều răng hoặc đang có vấn đề với hàm giả hay cầu răng hiện có, thì implant là giải pháp tối ưu bạn nên nghĩ đến trước tiên.
Implant là phương thức phục hình tốt nhất hiện nay, chỉ khi nào bạn không có điều kiện làm implant (về thời gian, tình trạng xương vùng mất răng, vấn đề sức khỏe răng miệng và toàn thân) thì mới nên thực hiện các loại phục hình thông thường (cầu răng bắt qua các răng thật hoặc hàm giả tháo lắp). Tuy nhiên để việc cấy ghép implant an toàn và thành công, trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ chụp X quang, xem xét và đánh giá kỹ tình trạng sức khỏe toàn thân và răng miệng của bạn.
Những trường hợp ảnh hưởng đến cấy ghép implant
Tiểu đường không kiểm soát tốt: làm chậm sự lành thương và dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu uống thuốc đầy đủ, mức đường huyết kiểm soát tốt thì vẫn có thể cấy ghép răng implant.
Hút thuốc lá: ảnh hưởng đến thành công của cấy ghép răng, bạn cần phải ngưng hút thuốc 2 tuần trước và sau khi cấy ghép răng.
Thói quen nghiến răng: Bạn cần phải mang máng nhai vào ban đêm khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến răng cấy ghép.
Vệ sinh răng miệng kém: Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần phải giữ sức khỏe răng miệng ổn định bằng cách sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng diệt khuẩn trước 1 tuần. Nếu đang mắc bệnh nha chu thì phải điều trị triệt để mới tiến hành phẫu thuật.
Trông răng implant giá bao nhiêu, hay trồng răng giả bao nhiêu tiền, giá trồng răng bao nhiêu tiền.Đây là những câu hỏi mà Nha Khoa Sài Gòn B.H thường xuyên nhận được, vậy dưới đây Nha Khoa xin trình bài bảng giá phương pháp này để quý bệnh nhận tham khảo.
Với những lợi ích và tính ưu việt mà Implant mang lại thì chi phí làm Implant thường cao hơn so với phương pháp làm cầu răng hay làm hàm tháo lắp. Tuy nhiên, nếu tính về lâu dài, chi phí đó có thể sẽ thấp hơn so với những loại dịch vụ khác. Chi phí làm Implant cao vì: vật liệu, trang thiết bị sử dụng trong cấy ghép Implant đắt tiền và cao cấp. Cấy ghép implant đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp, vì vậy cần có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và được trang bị tốt về chuyên môn thực hiện.Tại sao giá của Implant lại cao?
Quy trình đặt implant mà bạn cần biết
Bước 1: Khám và lên kế hoạch điều trị
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xem xét và đánh giá tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bạn trước khi tiến hành cấy ghép răng implant, để bác sĩ có hướng điều trị và tư vấn cụ thể.
Bước 2: Chụp phim CT 3 chiều
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang nhằm xác định chi tiết từng vị trí mất răng, giúp quá trình phẫu thuật được an toàn và chính xác.
Chụp Xuang để xác định vị trí cấy ghép răng
Bước 3: Đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể
Bác sĩ chuyên khoa implant sẽ lên kế hoạch điều trị và chọn kỹ thuật cấy ghép răng tốt nhất phù hợp nhất với bạn.
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật cấy ghép implant
Đa số phần lớn các trường hợp, Implant được thực hiện với 2 lần tiểu phẩu.
Ở lần tiểu phẫu đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt implant vào xương (sẽ ghép thêm xương nếu cần)
Sau khi chờ sự tích hợp xương của implant từ 3 đến 6 tháng, một thủ thuật nhỏ được thực hiện để nối phần trung gian vào Implant, trên đó răng sứ sẽ được gắn vào và việc ăn nhai có thể được bắt đầu trở lại như một răng thật.
Ưu điểm của Implant so với các phục hình khác?
– Ăn nhai tốt hơn so với răng giả thông thường nhờ vị trí răng cố định không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng.
– Phát âm bình thường như răng thật.
– Ngăn ngừa sự tiêu xương do mất răng.
– Trả lại nụ cười tự nhiên và khuôn mặt trẻ trung.
– Kỹ thuật bảo tồn nhất, không phải mài răng, lấy tủy răng như khi làm cầu răng, răng giả thông thường.
– Tránh những phiền toái của hàm giả tháo lắp (lỏng lẻo, vướng víu, chức năng nhai kém, làm tổn thương các răng khác…)
– Gần giống như răng thật về thẩm mỹ và chức năng.
– Tồn tại vĩnh viễn trên xương hàm như răng thật.